01 Mar
01Mar

Viêm khớp cùng chậu là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trưởng thành. Phát hiện viêm khớp cùng chậu bệnh học càng sớm việc điều trị sẽ càng dễ dàng hơn, đồng thời giảm thiểu được những hậu quả mà nó gây ra.

>>>>   Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu bệnh học là gì?

Khớp cùng chậu là khớp nằm phía dưới cột sống, nối liền xương chậu với cột sống. Khi khớp cùng chậu bị viêm, nó khiến người bệnh cảm thấy đau âm ỉ phần xương chậu, thắt lưng và đùi.

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh mãn tính, đòi hỏi quá trình điều trị phải kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Sớm phát hiện được bệnh sẽ giúp việc điều trị trở lên dễ dàng hơn. Nếu không viêm khớp cùng chậu bệnh học có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như teo cơ, yếu liệt, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, biến dạng, phá hủy khớp, tàn phế...


Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu

Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân gây bệnh, trong đó, có 5 nhân tố chính là:

  • Bệnh lý về cột sống: khi cột sống bị tổn thương, viêm nhiễm, thì có nhiều khả năng ảnh hưởng và phát sinh viêm khớp cùng chậu bệnh học. Các bệnh lý thường gặp là viêm cột sống dính khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng...

  • Bệnh đường ruột: các bệnh diễn ra tại đường ruột làm tăng nguy cơ gây bệnh như: viêm đại tràng chảy máu, bệnh whipple...

  • Mang thai: khi mang mang thai cơ thể tiết ra nhiều nội tiết tố làm cho khung xương chậu trở lên lỏng lẻo, dây chằng mềm đi để cho quá trình chuyển dạ được dễ dàng. Điều này giúp khiến cho phần này dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Sự phát triển của thai nhi vào những tháng cuối của giai đoạn thai kỳ sẽ chèn ép lên các bộ phận xung quanh như cột sống, bàng quang, xương chậu...làm vùng này dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.

  • Chấn thương: các vụ tai nạn có thể gây chấn thương cho vùng xương chậu. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, có thể gây ra viêm khớp cùng chậu bệnh học. Các tai nạn thường xảy ra là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi vận động, chơi thể thao...

  • Nhiễm trùng: việc nhiễm vi trùng vi khuẩn, khiến dễ bị viêm xương khớp hơn. 2 nguyên nhân dễ gây viêm nhiễm nhất là viêm đường sinh dục và viêm đường bài tiết nước tiểu.


Cách điều trị viêm khớp cùng chậu bệnh học

Để điều trị bệnh có nhiều phương pháp, bạn có thể tham khảo một số cách được giới thiệu dưới đây:


Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có hiệu quả nhanh chóng, tác dùng điều trị tốt, giảm nhanh các triệu chứng bệnh nên được rất nhiều bệnh nhân sử dụng. Bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc được giới thiệu dưới đây:

  • Thuốc giảm đau: Indomethacin, Floctafenine

  • Thuốc kháng viêm không steroids: Diclofenac 7,5mg, Celecoxib 200mg

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin

Nếu trường hợp bệnh trở lên quá nặng, có thể sử dụng thuốc tiêm Corticoid theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.


Mọi việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.


Dùng thuốc Nam

Có rất nhiều bài thuốc dân giúp điều trị viêm khớp cùng chậu có hiệu quả tốt. Bạn có thể áp dụng một số như:

  • Cách 1: sắc nước cà gai leo uống mỗi ngày.

  • Cách 2: ngâm vài tép tỏi mỗi ngày.

  • Cách 3: ngải cứu, muối hạt rang nóng rồi đắp lên chỗ bị đau.

  • Cách 4:đem gừng ngâm gừng với đường đỏ và rượu trắng, uống 1 ly mỗi ngày.


Tập bài tập vật lý trị liệu

Bên cạnh việc uống thuốc để giảm đau và chữa bệnh, bên cũng nên tập các bài tập trị liệu để xương khớp không bị khô cứng, kinh mạch được đả thông, khí huyết dễ dàng lưu thông, vận động dễ dàng, giảm đau hiệu quả. Các bài tập được khuyến khích vận động là đi bộ, bơi lội, yoga... Hãy tập thường xuyên đều đặn, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất nhé.


Trên đây là những thông tin về viêm khớp cùng chậu bệnh học và cách điều trị. Chúc bạn đọc có nhiều sức khỏe và nhanh chóng khỏi bệnh.




Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING